Kế hoạch Chiến lược phát triển trường Tiểu học An Tây B Giai đoạn 2015-2020 tầm nhìn 2025

Thứ ba - 10/10/2017 12:19
Kế hoạch Chiến lược phát triển trường Tiểu học An Tây B Giai đoạn 2015-2020 tầm nhìn 2025
  
PHÒNG GDĐT TX BẾN CÁT                                             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH AN TÂY B                                                                       Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
 
            Số:       /KH-TH                                                                                                                      An Tây, ngày 01 tháng 11 năm 2015
                                                                                                      
KẾ HOẠCH
Chiến lược phát triển trường Tiểu học An Tây B
Giai đoạn 2015-2020 tầm nhìn 2025


     A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trường Tiểu học An Tây B được tách ra từ trường Tiểu học An Tây. Năm 1994 xây dựng lầu hóa 7 phòng học  được đưa vào sử dụng . Tổng số CBGV-NV là 28. Trường có giáo viên chuyên các môn Thể dục, Mỹ thuật, tiếng Anh ( 1 trong biên chế,1 hợp đồng), hiện tại trường chưa có giáo viên môn Âm nhạc; toàn trường học 1 buổi/ngày chỉ một điểm trường nên thuận lợi cho việc quản lý, chỉ đạo và sinh hoạt của tất cả học sinh.
Cơ sở vật chất hiện tại tương đối đủ, có đủ phòng học, cây xanh bóng mát đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp- an toàn; sân chơi lát gạch sạch sẽ. Một số phòng như: phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng Đội, phòng y tế,
phòng nghe nhìn, phòng họp Hội đồng,... hiện tại chưa có chờ xây dựng ở giai đoạn 2.

     Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015- 2020 và tầm nhìn đến 2025 nhằm  xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình hoạt động và phát triển, đây là cơ sở quan trọng cho mọi hoạt động của nhà trường và Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh của nhà trường. Xây dựng kế hoạch chiến lược của trường Tiểu học An Tây B là hoạt động có ý nghĩa thiết thực và tầm quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhà trường. Trong điều kiện hiện tại trường Tiểu học An Tây B quyết tâm xây dựng nhà trường phát triển vững mạnh về mọi mặt, góp phần xây dựng giáo dục địa phương được phát triển toàn diện
B. KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TIỂU HỌC AN TÂY B GIAI ĐOẠN 2015-2020 TẦM NHÌN 2025.
I. Phân tích môi trường.
1. Tình hình nhà trường.
1.1 Môi trường bên trong.
a- Mặt mạnh
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường: 28; Trong đó BGH: 2; giáo viên trực tiếp dạy lớp: 19; nhân viên: 7.
Chi bộ, lãnh đạo nhà trường, các tổ chuyên môn và các đoàn thể trong nhà trường nhất quán về quan điểm, về mục tiêu, đồng thuận trong tổ chức cùng thực hiện nhiệm vụ.
Đội ngũ cán bộ giáo viên đa số tích cực, nhiệt tình, tận tụy với học sinh, luôn học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao tay nghề. 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
Cơ sở vật chất khá đầy đủ, đáp ứng tương đối đầy đủ yêu cầu giảng dạy, giáo dục. Hệ thống mạng Internet do trường kết nối đáp ứng tốt nhu cầu tiếp nhận thông tin bổ ích.
CB-GV-NV và HS có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
CB-GV thường xuyên nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
 Đa số học sinh rất ngoan, chăm chỉ học tập, tích cực tham gia phong trào thi đua thể dục thể thao, văn nghệ của trường.
* Chất lượng học sinh.
Năm học 2015-2016
Tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 98,1% .
Học sinh chưa hoàn thành CTLH 1,9%.
Duy trì sỉ số chuyên cần, HS bỏ học:
* Chất lượng phổ cập.
Học sinh hoàn thành chương trình bậc Tiểu học  (đạt 100%).
* Cơ sở vật chất.
- Khuôn viên, sân chơi, bãi tập.
Khuôn viên: 9430,4 m2.
Diện tích sân chơi: 1685 m2
Sân thể thao: 250m2
Sân trường có vườn trường, có trồng cây xanh xung quanh sân trường để tạo bóng mát cho học sinh vui chơi.
- Phòng học.
Trường có 12 lớp, với tổng số 420 học sinh , bình quân 35 học sinh/1lớp.
Trường có 7 phòng học; diện tích mỗi phòng 96 m2 , mỗi phòng được trang bị 20 bộ bàn ghế bán trú 2 chỗ ngồi.
- Thư viện – Thiết bị.
Thư viện trường đang làm hồ sơ đề nghị đạt chuẩn theo Quyết định 01/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Quyết định số 2082/QĐ-SGDĐT ngày 15/11/2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương.
Phòng thư viện: 98m2
Phòng đọc giáo viên: 28m2
Phòng đọc học sinh: 50m2
- Các phòng làm việc và phòng chức năng.
Phòng làm việc gồm có:
+ Phòng Hiệu trưởng: 0 m2
+ Phòng phó hiệu trưởng 1: 0 m2
+ Văn phòng: 98 m2
+ Phòng Y tế: 0 m2
+ Phòng hoạt động Đội: 0 m2
Phòng chức năng gồm có:
+ Phòng nghe nhìn: 0 m2
+ Phòng Âm nhạc: 0 m2
+ Phòng dạy Tin học: 70 m2
+ Phòng dạy Mĩ thuật: 0 m2
+ Phòng  truyền thống: 0 m2
 + Phòng  họp Hội đồng: 0 m2
- Phương tiện, thiết bị giáo dục.
Mỗi phòng học có 40 chỗ ngồi, có hệ thống chiếu sáng, đèn, quạt đúng qui cách, trang trí đẹp và có tác dụng hỗ trợ giáo dục.
Mỗi phòng học đều có tủ thiết bị theo danh mục tối thiểu.
- Điều kiện vệ sinh.
Trường đảm bảo môi trường Xanh – Sạch – đẹp và thoáng mát.
Trường có hệ thống thoát nước đúng theo qui định có nguồn nước sạch đã được kiểm nghiệm tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bình Dương. Trường được trang bị hệ thống nước máy phục vụ nấu ăn cho học sinh. Mỗi khối phòng học và khu hiệu bộ đều có nhà vệ sinh riêng cho nam và nữ. Trường có nhà để xe cho giáo viên và học sinh, xung quanh có tường rào, môi trường đảm bảo an toàn.
Cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay, tuy nhiên cần trang bị thêm máy chiếu cho các phòng học để phục vụ giảng dạy cho giáo viên.
Từ khi thành lập trường đến nay, trường đã có nhiều hoạt động nổi bật, đã khẳng định được vị trí là một trong những trường Tiểu học có thành tích dạy và học tốt, được phụ huynh học sinh tin cậy. Từ năm 2010-2015 nhà trường 5 năm liền đạt trường lao động tiên tiến.
b- Hạn chế.
Số lượng máy chiếu phục vụ công tác giảng dạy chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho hoạt động dạy giáo án điện tử.
Một số giáo viên lớn tuổi sử dụng máy tính trong dạy học còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và ứng dụng CNTT trong giai đoạn hiện nay.
Đời sống của cán bộ giáo viên, nhân viên còn gặp khó khăn.
Tình hình kinh tế địa phương đang phát triển, dân nhập cư vào sinh sống nhiều chủ yếu là công nhân lao động, học sinh có hoàn cảnh khó khăn nên không đủ điều kiện để học tập tốt.
Nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình, học sinh chưa có ý thức học tập, rèn luyện nên kết quả chưa cao.
Số lượng học sinh ngày càng tăng, dẫn đến thiếu phòng học và bàn ghế cho học sinh.
1.1.2 Môi trường bên ngoài.
a- Thời cơ.
Trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đàng, chính quyền địa phương, sự đồng thuận của tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên, sự tín nhiệm của phụ huynh và học sinh. Đội ngũ giáo viên ngày càng được trẻ hóa, đạt trình độ chuẩn 100%, có năng lực chuyên môn vững vàng.
Tập thể đoàn kết và có quyết tâm cao trong việc xây dựng nhà trường lớn mạnh về mội mặt.
Nhu cầu giáo dục ngày càng được nâng cao, xã hội ngày càng quan tâm và đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ dạy học ngày một tốt hơn.
b- Thách thức.
Tình hình đất nước đang phát triển như hiện nay, đòi hỏi mỗi trường không ngừng nâng cao vế chất lượng giáo dục để đáp ứng yêu cầu của phụ huynh và xã hội trong giai đoạn nhằm đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế.
Chất lượng đội ngũ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, nhất là đổi mới về phương thức quản lý, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ Tin học, Ngoại ngữ của giáo viên phải được nâng cao.
II. Các vấn đề chiến lược.
Tích cực tham mưu các cấp lãnh đạo tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giai đoạn II, đầu tư trang thiết bị giảng dạy hiện đại cho nhà trường, xây dựng khu giáo dục thể chất, hồ bơi, sân bóng đá...
Đổi mới hiệu quả phương pháp dạy học, đánh giá học sinh từ lớp 1-5 theo Thông tư 30 và TT 22/2016.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Quan tâm và tạo điều kiện cho giáo viên học Cao học chuyên ngành, cử cán bộ quản lý tham gia các lớp nghiệp vụ quản lý và lớp Trung cấp, Cao cấp chính trị.
Tiếp tục ứng dụng CNTT trong dạy- học và trong công tác quản lý.
Quan tâm công tác xã hội hóa giáo dục, chú trọng huy động các nguồn lực xã hội về đầu tư phát triển nhà trường và hỗ trợ học sinh nghèo có điều kiện đến trường học được tốt hơn.
C. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC.
I. Tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị.
1. Tầm nhìn: Là một trong những trường học chất lượng cao của thị xã Bến Cát, nơi học sinh lựa chọn để học tập và rèn luyện, nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới thành công, luôn nâng cao về chất lượng.
2. Sứ mệnh: Tạo dựng được môi trường học tập có nề nếp, kỷ cương, tình thương và trách nhiệm, chất lượng giáo dục vượt trội, nơi học sinh có nhiều cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo.
3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường.
- Đoàn kết – Hợp tác
- Trung thực – Tự trọng
- Nhân ái – Trách nhiệm
- Sáng tạo – Vươn lên
II. Mục tiêu, chỉ tiêu và phương châm hành động.
     1. Mục tiêu chung.
     Trường đang làm hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ I , phấn đấu đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2, nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, xây dựng mô hình giáo dục tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và của địa phương. Trường luôn phấn đấu trong phong trào thi đua sánh vai với các trường trong thị xã Bến Cát.
     2. Chỉ tiêu.
     2.1 Đội ngũ cán bộ, giáo viên.
     Nhà trường tham mưu với lãnh đạo PGDĐT đảm bảo đủ về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên theo chuẩn qui định. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn và phấn đấu trên chuẩn 20% vào năm 2025, tất cả cán bộ quản lý đều được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục và lý luận chính trị trung cấp.
     Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được  đánh giá theo chuẩn từ mức đạt trở lên 100%.
     Cán bộ giáo viên, nhân viên đều phải biết sử dụng máy tính, bảng tương tác thông minh trong công tác dạy học.
     2.2 Học sinh – Qui mô.
     Lớp học: Từ 25 lớp đến 30 lớp ( một lớp không quá 40 học sinh).
     Học sinh: 1200 học sinh đến 1700 học sinh.
     * Chất lượng học tập
     Học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt từ 98% trở lên.
     Học sinh chưa hoàn thành không quá 2%.
     Học sinh lưu ban dưới 2 %.
          Học sinh bỏ học dưới 1%.
     Học sinh HTCTTH đạt 100%
     Học sinh phấn đấu đạt giải cấp tỉnh trở lên trong các hội thi: 1 giải.
     * Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống.
     Học sinh thực hiện đầy đủ đạt 100%.
     Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, biết giao tiếp, ứng xử đúng chuẩn mực, có tinh thần giúp đỡ bạn, yêu quê hương, gia đình, có ý thức chấp hành tốt Luật giao thông đường bộ. Tích cực tham qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động khác do nhà trường tổ chức.
     2.3 Cơ sở vật chất.
     Phấn đấu hoàn thiện cơ sở vật chất trước năm 2020, đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 năm 2020 và phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia mức độ I giai đoạn 2015-2020, duy trì có đủ phòng học đáp ứng cho nhu cầu học tập của học sinh ở địa phương.
     Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, phòng học, phòng làm việc và các trang thiết bị dạy học để phục vụ tốt cho công tác dạy- học.
     Trang bị thêm máy chiếu, máy tính xách tay và bảng tương tác để phục vụ giảng dạy đạt hiệu quả, chất lượng.
     Xây dựng môi trường của nhà trường đảm bảo Xanh- Sạch- Đẹp và an toàn.
    3. Phương châm hành động: “ Chất lượng giáo dục là nền tảng hành đầu của nhà trường”.
III. Chương trình hành động.
     1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh.
     Coi trọng giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh.
     Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và văn hóa. Đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, học gắn liền với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn, giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.
     2. Xây dựng và phát triển đội ngũ.
     Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, cơ cấu, có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn, có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới, có phong cách sư phạm chuẩn mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó và có quyết tâm cao trong xây dựng và phát triển nhà trường, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
     3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.
     Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài thiết bị dạy học.
     4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
     Triển khai rộng rãi việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, giảng dạy, trang Web, thư viện xanh của nhà trường góp phần nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng dạy và học. Động viên cán bộ giáo viên, công nhân viên tự bồi dưỡng chuyên môn hoặc tham dự các lớp tập huấn nhà trường triển khai để nâng cao năng lực sử dụng máy tính phục vụ cho công tác dạy học.
     5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.
     Xây dựng nhà trường văn hóa, thực hiện tốt qui chế dân chủ trong nhà trường, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ giáo viên, công nhân viên.
     Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc xây dựng phát triển nhà trường.
     Nguồn lực tài chính:
     - Ngân sách Nhà nước
     - Ngoài ngân sách “ Vận động từ các nguồn lực xã hội, PHHS”.
     - Các nguồn trích từ giảng dạy, dịch vụ của nhà trường.
     Nguồn lực vật chất:
     - Khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ.
     - Trang thiết bị phục vụ dạy học.
     6. Xây dựng thương hiệu.
     Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của phụ huynh và xã hội đối với nhà trường.
     Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, công nhân viên, học sinh và PHHS.
     Đầy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên trong quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường.
IV. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH.
     1. Phổ biến kế hoạch chiến lược.
     Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
     2. Tổ chức.
     Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược, Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế phát triển của nhà trường.
     3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược.
     - Giai đoạn 1: Từ năm 2015-2016
     Triển khai chiến lược đến toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên, báo cáo lên các cơ quan quản lý xin ý kiến chỉ đạo.
     Tuyên truyền trên các thông tin đại chúng, thu thập ý kiến đóng góp, bổ sung.
     Tham mưu cấp trang thiết bị phụ vụ công tác dạy học.
     Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết hóa các nội dung.
     Xây dựng trường đạt kiểm định chất lượng cấp độ 2.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2016 - 2017
 Trường phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng chất lượng giáo dục và xếp loại thi đua đứng hàng thứ 5 trong 16 trường Tiểu học của thị xã Bến Cát
- Giai đoạn 3: Từ năm 2017 – 2019
Trường khẳng định mình về chất lượng giáo dục. Xây dựng được thương hiệu, uy tín của nhà trường trong cộng đồng và nhất là trong phụ huynh học sinh.
- Giai đoạn 4: Từ năm 2019 – 2020
Tích cực tuyên truyền, quảng bá thương hiệu nhà trường.
Tiếp tục trang bị thêm cơ sở vật chất phục vụ tốt cho công tác dạy và học
Thực hiện đúng tiến độ kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II.
     4. Đối với Hiệu trưởng.
Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường. Thành lập ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học và thực hiện rà soát, điều chỉnh cơ bản vào năm 2022.
5. Đối với các phó hiệu trưởng.
Thực hiện nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện và điều chỉnh.
6. Đối với tổ trưởng chuyên môn.
Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch, kiến nghị, đề xuất điều chỉnh ( nếu có).
7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch và nêu những kiến nghị, đề xuất cấp trên( nếu có).
V. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ :
Thực hiện kế hoạch chiến lược 5 năm giai đoạn 2015- 2020, trường Tiểu học An Tây B có nhiều thuận lợi nhưng không ít những khó khăn và thách thức. Việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2015- 2020 là tâm huyết và trí tuệ của cả tập thể nhằm phấn đấu xây dựng và phát triển nhà trường ngày càng tốt hơn, tạo niềm tin cho học sinh, cho phụ huynh học sinh, nhân dân, Chính quyền địa phương. Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015- 2020 là cơ sở định hướng cho sự phát triển của nhà trường, từng tổ chức và cá nhân trong xây dựng, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với sự phát triển chung nhà trường.
Nhà trường kính đề nghị Chính quyền địa phương, Phòng GD&ĐT quan tâm đầu tư kinh phí theo lộ trình để xây dựng cơ sở vật chất. Các bậc phụ huynh học sinh quan tâm và tạo điều kiện đầy đủ về vật chất và tinh thần để con em được học tập và rèn luyện. Hàng năm Phòng GD&ĐT quan tâm và chỉ đạo giúp đỡ nhà trường trong việc thực hiện chuyên môn, điều động bố trí  giáo viên, nhân viên hợp lý đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.
Trên đây là kế hoạch chiến lược giai đoạn 2015-2020 và định hướng phát triển nhà trường đến năm 2025 của trường Tiểu học An Tây B. Đề nghị tất cả cán bộ giáo viên, nhiên viên nhà trường đoàn kết thực hiện thành công kế hoạch chiến lược đã đề ra.
 Nơi nhận:                                                                             HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GD&ĐT Bến Cát ( b/c);
- Lưu VT.


                                                                                             Phạm Văn Út


            DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO PHÒNG GDĐT THỊ XÃ BẾN CÁT







  

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay567
  • Tháng hiện tại7,246
  • Tổng lượt truy cập658,827
Học tập và làm theo tấm gương
CHUNG SỐNG AN TOÀN VỚI ĐẠI DỊCH COVID
Văn bản Phòng

219/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Kế hoạch phổ biến. giáo dục pháp luật năm 2024 của ngành Giáo dục và Đào tạo thị xã Bến Cát

Ngày ban hành: 08/03/2024

190/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 04/03/2024. Trích yếu: Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 27/05/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tổ chức đánh bạc và đánh bạc

Ngày ban hành: 04/03/2024

189/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 04/03/2024. Trích yếu: Kế hoạch Triển khai công tác tuyên truyền, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông năm 2024 tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thị xã Bến Cát

Ngày ban hành: 04/03/2024

186/PGDĐT-NG

Ngày ban hành: 04/03/2024. Trích yếu: Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Nghị quyết Trung ương 8 Khoá XIII"

Ngày ban hành: 04/03/2024

955/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 28/12/2023. Trích yếu: Kế hoạch Tổ chức Hội trại truyền thống học sinh thị xã Bến Cát Lần thứ VIII, năm học 2023-2024

Ngày ban hành: 28/12/2023

823/PGDĐT-NG

Ngày ban hành: 22/11/2023. Trích yếu: Phát động, triển khai Cuộc thi " An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" dành cho học sinh và giáo viên trung học năm học 2023-2024

Ngày ban hành: 22/11/2023

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây